Đào tạo văn hoá nghệ thuật giai đoạn hiện nay

Quá trình toàn cầu hóa hội nhập quốc tế và đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục, đào tạo văn hóa nghệ thuật. Bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch COVID-19 vừa tạo ra thời cơ và thách thức cho công tác giáo dục, đào tạo văn hóa nghệ thuật.

Trong 2 năm qua, sự hoành hành của đại dịch COVID-19 không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới với những thiệt hại về kinh tế, văn hóa rất lớn. Ngành giáo dục mà đặc biệt là ngành giáo dục nghệ thuật không tránh khỏi những tác động này, Giáo dục Nghệ thuật gặp rất nhiều khó khăn trong việc đào tạo, tuy nhiên hiện tại các hoạt động dần trở lại, tất nhiên hoạt động như thế nào để thích ứng sau hậu COVID-19 và hội nhập quốc tế là vấn đề cần bàn đến để có giải pháp cho phù hợp để phát triển ngày một tốt hơn.

Đào tạo văn hoá nghệ thuật (GD, ĐT VHNT) đòi hỏi phải có những giải pháp mới sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng địa phương, tích cực ứng dụng KHCN vào công tác GD-ĐT; chú trọng kết hợp những giá trị truyền thống với giá trị thời đại trong GD, ĐT VHNT; phát huy trí tuệ và sức mạnh toàn diện, đồng bộ nhằm tạo nên những môi trường, không gian VHNT cởi mở. Cần phát huy vai trò của người quản lý, chỉ huy; tiếp thu, đề cao, phát huy vai trò tiên phong, tài năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, của những người làm công tác VHNT, của các cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động VHNT trên địa bàn… để cùng nhau hướng tới những kết quả, giá trị cao hơn nữa trong công tác GD, ĐT VHNT.

Trong thời gian vừa qua, dù trong điều kiện khó khăn, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhưng các Trung tâm VHNT, Trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật trên cả nước đã nỗ lực tổ chức nhiều mô hình hoạt động như: nhà hát online, nhà hát truyền hình, các chương trình livestream trực tiếp, các diễn đàn truyền thông, mạng xã hội… nhằm truyền thông, quảng bá, duy trì hoạt động VHNT rất hiệu quả. Những mô hình đó đã dần hình thành thêm một thói quen mới về thưởng thức, hưởng thụ VHNT trong công chúng. Điều này đã đem lại những cơ hội lớn về khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất, góp phần tạo ra các kênh phân phối, quảng bá sản phẩm VHNT, đồng thời, tạo nên những phản xạ nhạy bén với xã hội của công tác đào tạo, sản xuất và quảng bá VHNT. Trong đó phải kể đến Học viện Múa Việt Nam, trường ĐH Sư phạm Nhạc Họa trung ương, trường ĐH VHNT Quân đội… đã xây dựng được mô hình sinh thái, không gian VHNT nguyên hợp ngay tại cơ sở đào tạo, khiến cho môi trường đào tạo sinh động hơn, hấp dẫn hơn, kích thích tinh thần giảng dạy, học tập, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật trong tình hình mới.

 

Bài viết mới