Nghiệm thu Giáo trình Lý thuyết Âm nhạc (dành cho sinh viên Nhạc- Họa, Mầm non) do ThS. Vũ Tiến Vinh chủ biên

Sáng ngày 14 tháng 12 năm 2017, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An tổ chức nghiệm thu Giáo trình Lý thuyết Âm nhạc (dành cho sinh viên Nhạc- Họa, Mầm non) do ThS. Vũ Tiến Vinh chủ biên. ThS. Phạm Xuân Hải - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu; ThS. Trương Thị Mai, Thư ký Hội đồng.

Giáo trình Lý thuyết Âm nhạc được biên soạn để giảng dạy cho học sinh, sinh viên ngành Âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An và những ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực Âm nhạc như Múa, Sân khấu, Quản lý Văn hóa, Mầm non...

Giáo trình được biên soạn dựa trên cuốn Lý thuyết Âm nhạc cơ bản của V.A. VA KHRA- MÊ- ÉP do nhạc sỹ Vũ Tự Lân dịch ra tiếng Việt và cuốn Lý thuyết Âm nhạc cơ bản của Trịnh Tuấn biên soạn cho Khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Nhạc- Họa- Trung ương.

Lý thuyết Âm nhạc là một trong những học phần bắt buộc, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống các nhân tố như: âm thanh, các ký hiệu âm thanh, cung âm, các bậc chuyển hóa, âm trùng, nhịp, tiết tấu nhịp độ, quãng, quãng trong điệu trưởng, quãng trong điệu thứ, hợp âm và các thể đảo của hợp âm, điệu thức, xác định giọng điệu của bản nhạc... làm nền tảng để học các môn cơ sở âm nhạc và các môn chuyên ngành. Trên cơ sở kiến thức của môn Lý thuyết Âm nhạc, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn các môn học chuyên ngành và các yêu cầu đặt ra của âm nhạc đối với các loại hình nghệ thuật liên quan đến âm nhạc.

Về bố cục, Giáo trình gồm 6 chương với 19 bài. Phần Lý thuyết 42 tiết, phần thực 10 tiết, 08 tiết ôn tập kiểm tra.

Chương 1: Âm thanh

Chương 2: Nhịp điệu- Các loại nhịp- Nhịp độ

Chương 3: Quãng

Chương 5: Điệu thức và giọng

Chương 6: Âm tô điểm

Hội đồng nghiệm thu ghi nhận và đánh giá cao kết quả nghiên cứu của tác giả. Giáo trình được biên soạn một cách tinh gọn, cơ bản, phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của người học. Tài liệu phù hợp với chương trình đào tạo chuyên ngành Sư phạm Nhạc Họa Mầm non. Kết cấu nội dung khoa học và dung lượng phù hợp. Hình thức trình bày sáng rõ, mạch lạc, sử dụng thuật ngữ khoa học, chuyên sâu. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế của giáo trình như: Cần bổ sung mục lục, danh mục từ viết tắt, hướng dẫn sử dụng giáo trình. Một số chỗ còn diễn đạt theo ngôn ngữ nói. Cần tăng cường bài tập thực hành...

Hội đồng bỏ phiếu xếp loại đề tài đạt loại Xuất sắc.

 

Bài viết mới