THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐ VHNT NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Thực trạng công tác phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ở Trường CĐ VHNT Nghệ An

Sinh viên nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu ở các trường đại học, cao đẳng. Ở Trường CĐ VHNT Nghệ An, vấn đề này đang được Ban lãnh đạo và đội ngũ giáo viên nhà trường rất quan tâm bởi đây là công việc cấp thiết trong bối cảnh nhà trường đang trên đường được nâng cấp, phát triển thành trường đại học. Sản phẩm nghiên cứu khoa học trong những năm qua ở Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An của sinh viên khá đa dạng trên nhiều hình thức học sinh, sinh viên làm báo cáo kiến tập, thực tập; làm tiểu luận tâm lý, giáo dục, khoa học thư viện; làm đồ án (ngành Đồ họa); làm khóa luận tốt nghiệp (Ngành Sư phạm Nhạc - Họa (năm 2017); các đề tài khoa học cơ bản; các sáng tác âm nhạc, mỹ thuật trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm... Tuy vậy, chất lượng của các đề tài, báo cáo khoa học của sinh viên chưa cao. Hiện chưa có một đề tài nào của sinh viên nhà trương tham dự các hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp thành phố, cấp tỉnh.

Trong thực tiễn giảng dạy, một số giảng viên đã yêu cầu học sinh, sinh viên tự tra cứu tài liệu, viết các bài luận nhỏ hoặc làm những bản tóm tắt nội dung phần học, làm bài thuyết trình để tham gia thảo luận. Qua đó, các em không chỉ tích lũy được những kiến thức chuyên môn mà còn tổng hợp được nhiều kỹ năng cần thiết như sử dụng thư viện, Internet, tìm, đọc và tổng kết tài liệu, xác định vấn đề, phương pháp thực hiện, làm việc nhóm, trình bày và bảo vệ ý kiến cá nhân trước tập thể. Nhưng những phương pháp dạy và học theo kiểu này chưa nhiều.

Đặc biệt, quá trình tổ chức, thực hiện nhằm phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với đối tượng sinh viên chuyên ngành nghệ thuật. Chẳng hạn, với SV chuyên ngành SP Hội hoạ, Âm nhạc do học thực hành chiếm số lượng lớn nên SV có hạn chế nhất định như: khả năng tư duy và diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết. Vì vậy, đối với sinh viên học ngành học này, đây là một khó khăn không nhỏ khi thực hiện một đề tài NCKH hay thậm chí thực hiện một báo cáo thực tập, một tiểu luận tâm lý giáo dục; thực tập sư phạm; tham gia công tác giảng dạy…

Trong những năm gần đây, giáo viên của nhà trường đã từng bước đổi mới PPDH như tích hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành; sử dụng các phương pháp mới như nêu vấn đề, đàm thoại…, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy khả năng của mình, bộc lộ quan điểm, suy nghĩ trong học tập. Tuy vậy, có một thực trạng phổ biến ở các giờ học, sinh viên rất thụ động trong tiếp thu, ngại đưa ra quan điểm của mình…, thậm chí thờ ơ với các vấn đề mà giáo viên gợi mở.

Hầu hết sinh viên không chuẩn bị bài mà giáo viên giao; không đọc thêm bất cứu tài liệu nào ngoài giáo trình, vì thế, giáo viên gặp khó khăn nhất định khi truyền thụ kiến thức trên lớp bởi sự hợp tác của các em là hạn chế.

  Trong quá trình đào tạo, năng lực và thói quen tự học, tự nghiên cứu rất quan trọng đối với SV, không chỉ trong thời gian họ học CĐ, ĐH mà cả sau này, trong suốt cuộc đời của các em. Tuy nhiên, năng lực và thói quen tự học, tự nghiên cứu chỉ được hình thành ở SV khi họ được thường xuyên tham gia vào hoạt động này. Thực tế cho thấy, chỉ có rất ít SV của nhà trường có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Họ chỉ thực sự bắt tay vào tự học, tự nghiên cứu khi có “sức ép” từ phía nhà trường và GV. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có đến trên 50% sinh viên sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp vào hoạt động vui chơi, giải trí. Trong khi đó, thời gian SV dành cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu không nhiều mà nguyên nhân chính là do GV và nhà trường chưa gây áp lực tự học, tự nghiên cứu đối với họ.         

Có một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Vậy tại sao công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên đều chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Nghiên cứu khoa học chưa trở thành thói quen, thành niềm đam mê trong học sinh, sinh viên. 

- Điều kiện thời gian dành cho nghiên cứu khoa học chưa nhiều, lịch học của sinh viên và các hoạt động khác gần như đã kín hết các ngày trong tuần, nhiều sinh viên còn đi làm thêm nên không có điều kiện đầu tư cho học tập nói chung và NCKH nói riêng.  

- Chế độ đãi ngộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự hấp dẫn. Một số em cho rằng đi hát, đi dẫn chương trình dễ kiếm tiền hơn, nhẹ nhàng hơn, tốn ít thời gian đầu tư hơn là làm khoa học. 

- Chất lượng và số lượng tài liệu ở thư viện chưa cao, không đảm bảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. 

2. Giải pháp phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên Trường CĐ VHNT Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

2.1. Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn liền Giáo dục với NCKH

  SV. SV chỉ tự học, tự nghiên cứu khi họ có nhu cầu. Trong giai đoạn đầu, nhu cầu này xuất hiện từ việc phải thực hiện các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu do GV giao. GV không giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho SV thì cũng đừng trông chờ sự tự học, tự nghiên cứu của họ. Để giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho SV, trong từng nội dung của học phần, GV cần xác định rõ những kiến thức, kỹ năng nào cần cung cấp cho SV; những kiến thức, kỹ năng nào SV cần tự học, tự nghiên cứu. Nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu mà GV giao cho SV phải đa dạng, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Có nhiệm vụ SV chỉ phải đọc một số trang của giáo trình nhưng có nhiệm vụ đòi hỏi SV phải đọc nhiều tài liệu để có cái nhìn đa chiều về một vấn đề. Có nhiệm vụ thuần túy lý thuyết nhưng có nhiệm vụ SV phải tiến hành các bài tập thực hành…SV có thể phát huy hết tiềm năng NCKH, nếu như các nhà quản lý và GV biết khơi dậy ở họ lòng say mê khoa học, biết khéo léo tổ chức, giao nhiệm vụ, tạo cơ hội, động viên, khích lệ họ. Vì thế, tăng cường giao nhiệm vụ trong quá trình giảng dạy; đưa nhiệm vụ nghiên cứu từ những vấn đề nhỏ nhất, gắn liền Giáo dục với NCKH và luôn tạo phong trào NCKH trong

Chẳng hạn, những vấn đề mà sinh viên có thể thực hiện NCKH sư phạm âm nhạc là rất phong phú ở các dạng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Dạng đề tài nghiên cứu cơ bản như: tìm hiểu về dân ca các vùng miền, tìm hiểu thể loại âm nhạc, tìm hiểu về tác giả - tác phẩm, v.v… Đề tài nghiên cứu ứng dụng có thể kể đến như: đổi mới PPDH các phân môn Học hát, Nhạc lý-Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức trong chương trình môn Âm nhạc của một lớp học hoặc một cấp học (Tiểu học hoặc THCS), sử dụng trò chơi trong dạy học âm nhạc, ứng dụng tin học trong dạy học âm nhạc, v.v…Cho dù đề tài NCKH ở dạng nào thì sinh viên cần phải xác định được các vấn đề cơ bản: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

2.2. Thông qua học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên để tự học, tự nghiên cứu có kết quả, SV cần được bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Nội dung bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV bao gồm các vấn đề như: Cách lập thư mục cho một chủ đề; cách đọc các loại tài liệu; cách thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau; cách xác định một đề tài NCKH; cách thu thập và xử lý các kết quả điều tra... Những nội dung này có thể lồng ghép trong các học phần của chương trình đào tạo (nhất là trong học phần Phương pháp NCKH của ngành học); cũng có thể biên soạn thành một chuyên đề trình bày trong hội nghị “Học tốt” của SV... Trong thực tế, chương trình đào tạo các ngành học cũng như ngành Sư phạm ở Trường CĐ VHNT Nghệ An đã thực hiện việc giảng dạy qua cung cấp kiến thức chung về học phần PP NCKH là 2 ĐVHT (30 tiết). Chúng ta cần vận dụng hợp lý thời gian giữa mảng lý thuyết và thực hành để hướng dẫn SV rèn luyện kĩ năng NCKH. Học phần PPNCKH cung cấp cho SV những kiến thức chung về phương pháp NCKH, các giai đoạn tiến hành một đề tài, đồng thời, còn giúp họ hình thành những kĩ năng để thực hiện một đề tài, một công trình NCKH. Vì vậy, việc phát triển kĩ năng thông qua học phần Phương pháp NCKH là cần thiết. Ngoài ra, chúng ta cần lồng ghép vào các hoạt động tự học, tự rèn luyện của SV.

2.3. Thông qua các môn học chuyên ngành

đó, dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, cố vấn của người dạy, người học phải tự mình phát hiện ra vấn đề; Biểu đạt vấn đề; Vạch ra hướng giải quyết…  Để nâng cao kỹ năng NCKH cho SV nhà trường chúng ta cần có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, đặc biệt đối với các môn thuộc chuyên ngành. Trong đó, chúng tôi đề nghị đưa phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu khoa học vào áp dụng, Thực chất của hướng dạy học này là tổ chức quá trình dạy học theo logic nghiên cứu khoa học. Trong          

Bên cạnh đó, người học cũng phải có kiến thức chuyên môn và phương pháp NCKH, có tinh thần tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo mới có thể áp dụng có hiệu quả phương pháp này.       

Nội dung dạy học phải được thiết kế hướng vào các vấn đề nghiên cứu lý luận hoặc thực tiễn trong từng môn học. Các phương tiện kỹ thuật phải đầy đủ, tài liệu tham khảo phải phong phú đa dạng theo hướng phục vụ hoạt động NCKH. Phương pháp kiểm tra, đánh giá trước hết phải hướng vào năng lực tự học, tự nghiên cứu và khả năng sáng tạo của người học.        

Với phương pháp này, GV giúp SV hình thành và điều chỉnh đề cương nghiên cứu, phát hiện những sai sót, cố vấn cho SV trong giải quyết những vướng mắc, chỉ dẫn cho SV tiến hành những khảo sát thực nghiệm… Thầy cũng là người đánh giá, khích lệ, khơi dậy năng lực sáng tạo của SV trong suốt quá trình NC. Để hoàn thành những vai trò nêu trên, người thầy cũng phải có niềm say mê nghiên cứu, biết cách tổ chức các hoạt động NCKH và quan trọng hơn hết, phải biết tiếp cận những yêu cầu về đổi mới PPDH. Vì thế, việc phát triển kĩ năng NCKH thông qua giảng dạy các học phần chuyên ngành rất quan trọng bởi từ nội dung của các học phần sẽ có nhiều vấn đề vạch ra cho SV nghiên cứu, có thể là một bài kiểm tra, một bài tiểu luận…       

Khi đổi mới PPDH, công việc chủ yếu của GV ở trên lớp là phải tổ chức hoạt động nhận thức của SV theo hướng gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề. Với cách dạy này, đòi hỏi GV phải nhanh chóng sử dụng và sử dụng có hiệu quả các PPDH mới như: PPDH giải quyết vấn đề; PPDH nghiên cứu; PPDH hợp tác…         

Đổi mới PPGD ltheo hướng dạy học nêu vấn đề: GV cần khuyến khích SV tự giác đầu tư trí tuệ của bản thân cho quá trình học tập, thách thức họ làm việc, lôi cuốn họ vào việc xử lý các câu hỏi do thầy đặt ra; yêu cầu SV tự tìm kiếm tài liệu, tăng các giờ thực hành; gợi ý cho SV tự tìm cách thiết kế đề cương cho từng đề mục nhỏ nhằm làm sáng tỏ vấn đề và tăng hiểu biết, qua đó hình thành kĩ năng NCKH. Khi giảng dạy phần thực hành các học phần, nhất thiết phải yêu cầu SV trình bày tính chất của thực hành, coi đó như là hình thức NCKH đơn giản nhất mà toàn thể SV đều có thể áp dụng.

Còn SV cũng phải đổi mới phương pháp học tập. Trong cách học của SV cần chú trọng đến phương pháp tự học. Có hình thành được phương pháp tự học, SV mới có thể thích ứng nhanh với nhu cầu học tập suốt đời, trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh tự học, cần phải chú ý đến “cùng học”. Cùng học (theo nhóm, tổ, lớp) mới rèn luyện cho SV khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và khả năng quản lý.          

2.4. Tăng cường tổ chức cho SV tham gia NCKH cùng với đội ngũ giảng viên

Việc tăng cường cho SV tham gia vào NCKH cùng với GV sẽ tạo niềm tin, sự khích lệ cũng như những hứng thú NCKH cho SV. Sinh viên có thể cùng GV thực hiện các đề tài NC của tổ bộ môn, của khoa, thậm chí của trường. GV có thể hướng dẫn SV thực hiện những công việc phù hợp như thu thập và xử lý số liệu, thu thập tài liệu, phỏng vấn đối tượng, chỉnh sửa các lỗi về in ấn, lỗi trình bày văn bản. Tổ chức, quản lý chặt chẽ và sự đánh giá công bằng, sự khích lệ SV trong NC là sự hỗ trợ đáng kể, tạo hứng thú cho SV.

Tuyển chọn đề tài sinh viên đạt loại xuất sắc cấp trường để đăng ký bảo vệ ở cấp cao hơn  2.5.         

Ngoài việc tổ chức cho sinh viên cuối khoá làm tiểu luận, đồ án… Nhà trường tiến hành tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng khả năng và nguyện vọng nghiên cứu của sinh viên; tạo điều kiện để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học thuộc lãnh vực đào tạo, tham gia các báo cáo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ tuổi trẻ, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy vậy, nếu chỉ ở cấp trường thôi thì quá hạn hẹp. Các đề tài xuất sắc của sinh viên trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường cần được đăng ký bảo vệ ở các cấp hơn.           

3. Kết luận

        Nghiên cứu khoa học là hoạt động hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong mỗi một nhà trường. Hoạt động này đang được đổi mới theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xu thế hội nhập và phát triển. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An, nhà trường cần phải thực hiện được các nội dung cơ bản sau:

Một là: Xây dựng một cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính hợp lý tạo động lực thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học

- Về cơ chế hoạt động: Ban lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học hơn nữa, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Trên cơ sở những quy chế, quy định của nội bộ trường do Phòng Quản lý khoa học đã ban hành, chúng ta cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện, đồng thời cũng phải kiên quyết thực hiện một số quy định có tính ràng buộc hành chính để tạo sự nhận thức nghiêm túc với việc làm khoa học. Ví dụ: Chúng ta đã quy định lấy kết quả tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên là một trong những căn cứ để bình xét, xếp loại thi đua, xếp loại học tập nhưng trong thực tế vẫn có sự “mềm” hóa, sự linh động nên dẫn đến tâm lý một số em ít cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

- Về cơ chế tài chính: Do cơ chế bắt buộc phải nghiên cứu khoa học không cao nên dẫn đến tâm lý giáo viên, sinh viên ngại nghiên cứu. Làm khoa học cần đầu tư công sức lớn, thời gian nhiều mà hiệu quả kinh tế không tương xứng thì giảng viên, sinh viên không có hứng thú. Để hoàn thành đề tài, tác giả phải ấp ủ ý tưởng, duyệt đề cương, tìm đọc tài liệu, viết rồi sửa, sửa rồi viết, phải bảo vệ trước hội đồng… Sau một năm, người nghiên cứu luôn phải tự nhắc nhở và làm việc thì mới ra được sản phẩm. Trong khi ấy để có số tiền 2.000.000 đồng đối với một đề tài NCKH của giảng viên, 1.000.000 đồng đối với một đề tài NCKH sinh viên theo chúng tôi vẫn còn rất khiêm tốn. Vì thế muốn khuyến khích giảng viên và sinh viên làm khoa học, đòi hỏi các ban, các tổ chức liên quan phải xây dựng lại mức thanh toán cho các đề tài khoa học một cách thỏa đáng hơn.

Hai là: Tăng cường đầu tư cho thư viện của nhà trường kể cả sách báo, tạp chí chuyên ngành và đầu tư nội dung cho thư viện điện tử một cách nhanh nhất

thời là chất xúc tác để phát triển năng lực thông tin cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Nếu nguồn tư liệu nghiên cứu phong phú sẽ tạo điều kiện để triển khai các công trình khoa học có chất lượng cao. Cán bộ giảng viên khi đã có thói quen sử dụng thông tin qua tra cứu tài liệu ở thư viện, sẽ thấy hứng thú hơn với làm khoa học và đủ điều kiện khả thi để làm khoa học. Trên thực tế, sự nghèo nàn thông tin tại thư viện của trường cũng đã làm mất cảm hứng nghiên cứu. Chúng ta đã đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị mà chưa quan tâm đến nâng cấp chất lượng nguồn thông tin, các dịch vụ thư viện, công tác chăm sóc bạn đọc. Do đó muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học nhất thiết phải thực sự quan tâm đến việc nâng cấp thư viện.  Thư viện là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng

Ba là: Phát động các phong trào thi đua, các hình thức thi đua, trong đó có lồng ghép các yêu cầu về nghiên cứu khoa học

Ngoài động lực kinh tế, con người còn có động lực tinh thần, do vậy có được các phong trào thi đua, các hình thức thi đua thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được không khí, môi trường không gian có lợi cho nghiên cứu khoa học. Trong trường có những khoa số lượng giảng viên đông, lực lượng trẻ nhiều, giảng viên có trình độ thạc sỹ cũng nhiều như khoa Lý luận đại cương, Nghiệp vụ VH & DL, có thể giao cho những khoa này chủ trì, hướng dẫn SV NCKH nhiều hơn các khoa Nghệ thuật. Một trong các cách phát động phong trào như mỗi học kỳ, giao cho một khoa tổ chức ít nhất một buổi sinh hoạt khoa học theo chủ đề phù hợp cho SV, trưởng khoa phải có trách nhiệm chăm lo, chỉ đạo hoạt động này, hội đồng khoa học nhà trường tham dự và đánh giá chất lượng, khoa nào làm yếu kém, hoặc không làm được, trưởng khoa phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên, từ đó mà có cơ chế thi đua khen thưởng, phê bình góp ý với cá nhân và tập thể.

Bốn là: Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt phục vụ cho NCKH

Nghiên cứu khoa học vốn là một công việc nghiêm túc, thậm chí đòi hỏi sự nghiêm khắc vì thế không tránh khỏi khô khan. Vì vậy, để mọi người đến với nghiên cứu khoa học, làm quen với nó, dần dần yêu nó thì Phòng Quản lý khoa học cần tạo ra nhiều hình thức hoạt động. Lâu nay, nhà trường chủ yếu có các hình thức như viết đề tài khoa học, viết bài tập san, viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học. Ngoài ra chúng ta có thể giao về khoa tổ chức các hội thảo nhỏ, không câu nệ về hình thức mà đi sâu về nội dung chuyên môn cho SV.

Năm là: Đổi mới phương pháp dạy và thi

Ngoài các môn chuyên môn nghiệp vụ, những môn học khác ở nhà trường thường là thi theo kiểu bắt học thuộc lòng, thi trắc nghiệm. Kiểu thi này không những không bắt học sinh, sinh viên phải tư duy sáng tạo mà ngay cả giáo viên cũng không cần phải đầu tư nhiều về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Mà tư duy, phương pháp tư duy, sử dụng tư duy để khai thác, mổ xẻ vấn đề, tìm kiếm thông tin chính là yêu cầu của khoa học. Thay đổi cách thi tức bắt buộc thay đổi cách học và ngược lại. Với cách học và thi đòi hỏi phải hiểu, phải tìm tòi giải thích chắc chắn dễ dẫn đến nhu cầu nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học lúc này mới có cơ hội phát huy hết vai trò của nó.         

 

 

Bài viết mới

Tin tức nổi bật