Đánh giá tiết dạy của sinh viên Vũ Thị Minh, lớp sư phạm Nhạc K49

Chiều ngày 15 tháng 12 năm 2017, khoa Lý luận đại cương đã tổ chức cho sinh viên ngành Sư phạm thi giảng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi những hoạt động của Hội thi Nghiệp vụ sư phạm được khoa tổ chức hàng năm.

Tại buổi thi giảng, các thầy cô giáo đại diện chuyên môn của các đơn vị như khoa Lý luận đại cương, Khoa Mỹ thuật & Sư phạm Mỹ thuật, Khoa Âm nhạc và Sư phạm Âm nhạc đã theo dõi tiến trình tiết dạy; các thao tác của người dạy và phân tích, đánh giá các tình huống sư phạm trong tiết dạy; đánh giá đầy đủ các khía cạnh của tiết dạy để các em nhận thấy những ưu, khuyết điểm của tiết dạy của mình để có điều chỉnh nhằm có kết quả học tập tốt hơn.

Ban giám khảo trước khi tham gia đánh giá tiết dạy của sinh viên đã tìm hiểu trước về giáo án của sinh viên (Ôn tập bài hát Ca - Chiu - Sa; Tập đọc nhạc số 8 - Chú chim nhỏ dễ thương (lời nhạc Pháp); tìm hiểu về lớp dạy (chương trình Âm nhạc lớp 7); chương trình, nội dung, dạng bài dự giờ, xác định kiến thức chính, trọng tâm và các kiến thức liên quan, nội dung mở rộng của bài dạy, các nội dung có thể tích hợp vào bài dạy. Các thầy cô trong ban giám khảo đã ghi chép cụ thể tiến trình tiết dạy, các mặt trong tiết dạy như: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả tiết dạy, vận dụng các phương pháp, hình thức lên lớp,..

Về tiết dạy của sinh viên Vũ Thị Minh, lớp sư phạm Nhạc K49, ban giám khảo và các thầy cô giáo đến dự đã có nhận xét như sau:

- Kiến thức: Dạy đủ, đúng kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài; giảng dạy chính xác, có hệ thống, không thiếu sót; biết cách xử lý các tình huống xảy ra trong tiết học.

          Trong quá trình giảng dạy, giáo sinh đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện (thái độ, tình cảm, thẩm mĩ..), lồng ghép, gắn với nội dung môn học; liên hệ giáo dục cho học sinh các phẩm chất, đức tính cần thiết, phù hợp với bài học.

          Giáo viên tích hợp các vấn đề xung quanh học sinh vào bài học một cách cụ thể, rõ ràng dễ hiểu và mang lại tác dụng tốt với học sinh.

          Giáo viên có các biện pháp tác động tới tất cả các em học sinh trong lớp để các em bộc lộ hết năng lực của bản thân, thâm gia tích cực vào bài dạy.

- Kĩ năng sư phạm: Minh đã dạy đúng đặc trưng loại bài, bộ môn, các hoạt động tổ chức mang lại hiệu quả cao; vận dụng hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh.

- Trong tiết dạy, Minh đã đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; xử lý các tình uống sư phạm mang tính giáo dục cao; sử dụng các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học vào bài có hiệu quả cao. Tận dụng hiệu quả các phương tiện dạy học: máy chiếu, đàn piano, bảng phụ, đĩa nhạc, sách giáo khoa...

- Chữ viết trên bảng rõ ràng, mạch lạc; giọng nói phù hợp với các hoạt động trong bài dạy.

Giáo sinh đã phân bố thời gian tiết học đảm bảo theo tiến trình giờ học. Tiết dạy đạt được mục tiêu bài học, phù hợp với thực tế của lớp.

- Thái độ sư phạm: Giáo viên khích lệ, động viên học sinh kịp thời trong tiết học. Kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, tác phong đảm bảo tính mô phạm. Trong giờ học, học sinh được tông trọng đối xử công bằng như nhau.

Hiệu quả tiết dạy: Trong giờ học, học sinh chủ động, tích cực tiếp thu bài. Vận dụng thành thục kiến thức bài học.

Trong trường phổ thông, những học sinh có khả năng biểu diễn âm nhạc chiếm tỉ lệ rất thấp, những em có khả năng sáng tác âm nhạc chiếm tỉ lệ còn thấp hơn rất nhiều lần. Tuy vậy, dạy Âm nhạc ở các cấp học phổ thông là việc dạy cho tất cả học sinh, mà đa số là không có năng khiếu âm nhạc, vì vậy môn học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.

Kiến thức

- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc thường thức.

Kĩ năng

- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.

- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.

- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.

- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo nhạc…

Thái độ và giá trị

- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân cách.

- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng và các giá trị khác.

- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường học.

Đây là những mục tiêu của môn Âm nhạc được qui định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc. Trong mỗi phân môn, mỗi bài học lại có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn. Thông qua những mục tiêu cụ thể đó, nhằm đạt được mục tiêu của môn học.

 Tóm tại, tìm hiểu yêu cầu, mục tiêu dạy âm nhạc ở phổ thông và yêu cầu của bài Ôn tập bài hát Ca - Chiu - Sa; Tập đọc nhạc bài Chú chim nhỏ dễ thương (lời nhạc Pháp), Ban giám khảo đã đánh giá tiết dạy sinh viên Vũ Thị Minh đạt loại khá.

 

Bài viết mới

Tin tức nổi bật