Nghiệm thu đề tài khoa học: Sử dụng hoạt động ngoại khóa vào giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2017, sáng ngày 11 tháng 1 năm 2017, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học khoa Lý luận đại cương, Trường CĐ VHNT Nghệ An tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học Sử dụng hoạt động ngoại khóa vào giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An của Th.S Nguyễn Thị Nguyệt, giảng viên khoa Lý luận đại cương.

Việc sử dụng hình thức học tập khi thực tế và kinh nghiệm khi đi thực tế là một phần của giáo dục trình độ cao đẳng và đại học. Giáo dục thông qua hoạt động đi thực tế không hề mới, trong đó các tiết học của mỗi môn học trong lớp được thay bằng kinh nghiệm khi làm việc bên ngoài lớp học đã được triển khai thành công ở rất nhiều trường đào tạo các ngành khoa học xã hội và nghệ. Học từ các chuyến đi thực tế là quá trình thâm nhập cuộc sống thực tế để đem những kiến thức đã được học tại trường, vận dụng vào việc ghi chép tài liệu, lấy tư liệu từ đời sống, rèn luyện khả năng chắt lọc, tìm tòi những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, phục vụ cho việc học tập. Quá trình thực tế môn học là không thể thiếu được đối với người học. Đặc biệt, đối với sinh viên học từ các buổi đi thực tế chính là sự khẳng định bản thân trong quá trình thâm nhập thực tế thông qua nghề nghiệp.

Đối với các học phần lý luận ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, đưa sinh viên đi thực tế là một trong những giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Tư tưởng Hồ chí Minh là môn học thuộc khối kiến thức chung, bộ phận đa số sinh viên ít quan tâm vì kiến thức khá trừu tượng và là môn đại cương hoặc cơ sở ngành nên sinh viên ít quan tâm chú ý. Nhìn chung, phương pháp giảng dạy học phần lý luận hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và ở trường CĐ VHNT Nghệ An nói riêng chỉ mang tính chất hàn lâm, sử dụng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu, ít kết hợp với các phương pháp khác, điều này gây nên sự nhầm chán cho sinh viên và dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không được hiệu quả. Do đó, khi học môn học này, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đề xuất với khoa và nhà trường cho phép kết hợp việc học tập lý thuyết với học qua thực tế sẽ tạo hứng thú và tư duy sáng tạo của người học thông qua các chủ đề lý thuyết được áp dụng thực tế cuộc sống. Như vậy, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức lý thuyết môn văn hóa thông qua các hoạt động thực tế.

Học từ thực tế sẽ phát huy tối đa hiệu quả là hết sức cần thiết bởi đây là dịp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Muốn vậy, cần có sự quan tâm và vai trò chỉ đạo sát sao của các thầy cô hướng dẫn thực tế, cũng như sự chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng của giảng viên và sinh viên trước khi đi thực tế. Kế hoạch cụ thể cũng như các phương án của một đợt thực tế cần được giảng viên và học sinh lên kế hoạch trước khi đi thực tế và tuân thủ một cách nghiêm túc trong suốt quá trình thực tế thì mới phát huy dược hiệu quả…

Một yêu cầu nữa là trong quá trình hướng dẫn sinh viên đi thực tế giảng viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với sinh viên bằng các chủ đề nghiên cứu thực tế cuộc sống cho sinh viên ứng dụng vào môn học.

Giảng viên phải ngoài khả năng giảng dạy còn có lòng nhiệt thành. Phải biết không ngừng cập nhật thông tin mới và biết vận dụng nó vào công tác giảng dạy của mình. Có như vậy, giảng viên mới có thể giúp sinh viên tích cực, chủ động, phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình học tập. Giảng viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong thảo luận nhóm sẽ tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách hiệu quả và thành công.

Tóm lại, quá trình dạy học ngày nay xác định nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học qua các hoạt động thực tế, yêu cầu này một mặt kích thích người người học phát huy cao độ tính tích cực học tập, mặt khác yêu cầu người giảng viên phải khuyến khích, hướng dẫn và tổ chức học tập cho người học phải chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và giá trị cần thiết cho bản thân để họ có khả năng thích ứng cao trong việc tiếp cận xu hướng dạy học mới.

Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường Đại học, cao đẳng đánh giá mang lại hiệu quả cao là tăng cường giờ học khi đi thực tế, dù là phục vụ cộng đồng hay nghiên cứu, đều có thể là một công cụ rất mạnh để nâng cao cả động cơ học tập lẫn quá trình học. Hiện nay, học từ thực tế cụ thể qua môn học lý luận đại cương là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi. Nhất là đối với sinh viên năm nhất tập làm quen phương pháp học đại học để làm tiền đề cơ bản cho các môn chuyên ngành sau này liên quan đến kỹ năng học tập thực tế sâu hơn. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Bên cạnh học lý thuyết, việc học trong quá trình đi thực tế có nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, việc học từ thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Để cải thiện chất lượng đào tạo đại học hiện nay, bản thân mỗi giảng viên, Bộ môn, Khoa, Nhà trường cần kết hợp, nhất là lãnh đạo trường cần tạo điều kiện giúp cho các khoa, bộ môn, giảng viên thực hiện các chuyến thực tế giúp cho sinh viên cơ hội tiếp cận kiến thức văn hóa trong đời sống thực tế ứng dụng cho công việc và cuộc sống sau khi ra trường.

Các thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận, đưa ra các ý kiến nhận xét về ưu điểm của đề tài đó là thiết kế được mô hình dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua hoạt động thực tế. Đồng thời khẳng định đề tài đã được thực hiện nghiêm túc, công phu, có tính lý luận và thực tiễn cao, là tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế của đề tài chi như lỗi đánh máy, in ấn chưa đẹp...

Đồng thời, Th.S Nguyễn Thị Nguyệt cũng đã trả lời, làm sáng tỏ những vấn đề mà Hội đồng yêu cầu, đồng thời trân trọng cảm ơn những ý kiến đánh giá khách quan, xác đáng của các thành viên Hội đồng nghiêm thu đã chỉ ra, giúp tác giả  tiếp tục bổ sung, điều chỉnh để đề tài khoa học có chất lượng tốt hơn.

Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại đề tài đạt loại xuất sắc. Kết luận phiên nghiệm thu, Th.S Phạm Thị Hòa, Chủ tịch Hội đồng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của giáo trình. Th.S Phạm Thị Hòa yêu cầu tác giả tiếp thu đầy đủ những ý kiến đánh giá, nhận xét của Hội đồng để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài đạt chất lượng cao hơn và sớm đưa vào thực hiện, phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

 

 

Bài viết mới

Tin tức nổi bật