Tổng kết việc triển khai thử nghiệm dạy học hát dân ca Ví, Giặm tại các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

                                                       TS Phạm Thị Thanh Nga

          Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

  1. NHẬN XÉT CHUNG

Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, dân ca Việt Nam nói chung, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nói riêng đã và đang có nguy cơ “bị làm mờ” bởi những luồng văn hóa ngoại lai, làm phai nhạt các giá trị tinh thần mang đặc trưng dân tộc cũng như mất dần chỗ đứng trong tâm thức người dân, hoặc biến thể, không còn giữ được giá trị nguyên gốc của nó. Năm 2009, Bộ VH-TT&DL đã có quyết định đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với mục đích giúp các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh nâng cao vốn hiểu biết về hát dân ca, duy trì các bài hát dân ca, tạo nên một sức sống mới nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc âm nhạc của dân tộc. Từ 2009 đến nay, thực hiện yêu cầu của UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã triển khai nhiều phong trào dạy hát dân ca Ví Giặm trong các nhà trường. Riêng trong năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã phối hợp với Trường CĐ VHNT Nghệ An triển khai thực hiện dạy thử nghiệm dân ca Ví Giặm tại 2 trường Mầm non (Nghi Khánh, Nghi Lộc; Đông Vĩnh, Vinh); 2 trường tiểu học, 2 trường THCS và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An thông qua thực hiện đề tài Nghiên cứu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy và học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh trong các trường học” giai đoạn 2.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, qua thực tế khảo sát các nhà quản lý, giáo viên và học sinh tại các trường nêu trên, hầu như các trường đều tổ chức dạy và học khá tốt. Từ kết quả và hiệu quả thực tiễn cho thấy chủ trương đưa âm nhạc dân gian Nghệ Tĩnh vào giảng dạy trong nhà trường được học sinh đón nhận một cách khá thích thú. Tuy nhiên, từ việc dạy thử nghiệm trong năm học 2019 - 2020 (qua việc thực hiện đề tài giai đoạn 2) cho đến nay, cần có giải pháp và một mô hình cụ thể để đưa dân ca vào dạy chính thức trong trường học trong giai đoạn đổi mới sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Qua phản ánh của một số giáo viên dạy nhạc, thời gian học âm nhạc dành cho các trường quá ít. Đặc biệt, công tác dạy và học dân ca Ví Giặm không có trong chương trình chính khóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giáo viên âm nhạc rất khó khăn trong việc đưa dân ca vào giảng dạy. Mặt khác, các trường không có các phương tiện, nhạc cụ cần thiết để dạy dân ca; các giáo viên đều phải tự tìm tòi, mò mẫm, dẫn đến tình trạng dạy chay, hát chay là phổ biến.

Từ thực trạng trên đây, các ngành chủ quản cùng với các cơ quan liên quan cần có sự đánh giá, tổng kết nhìn nhận về kết quả triển khai việc thử nghiệm đưa dân ca vào trường học trong thời gian qua với tinh thần mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, cùng trao đổi, bàn bạc để tìm ra những giải pháp khả thi có hiệu quả tốt nhất. Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả là điều không dễ. Trước hết, cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn, khả thi và gắn kết, phối hợp đồng bộ nhằm tạo sự đồng thuận giữa các ngành chức năng và toàn xã hội. Cần phải có phương thức vận dụng cho thật tốt, thật phù hợp trong việc đưa loại hình âm nhạc dân tộc - hát dân ca Ví Giặm vào học đường để giảng dạy cho học sinh phổ thông hiểu được, diễn được và yêu thích âm nhạc dân tộc. Qua đó, làm thế nào để các em học sinh sau khi tham gia sân khấu học đường sẽ là những người bảo vệ, quảng bá âm nhạc dân ca Ví Giặm; đồng thời cũng là khán giả tích cực của loại hình âm nhạc dân gian truyền thống này.

Về việc dạy - học âm nhạc dân ca Ví Giặm cần nghiên cứu cách “tích hợp” (lồng ghép). Cách làm này, nếu không khéo sẽ trở nên nhàm chán đối với học sinh, nhất là khi chương trình đào tạo đang được coi là “quá tải”. Thiết nghĩ công tác nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm, giới thiệu cũng như công việc biên soạn tài liệu sáng tác mới những bài hát, lời ca mới mang âm hưởng âm nhạc truyền thống phục vụ cho công tác giảng dạy cần mang tính “khoa giáo” và là công việc thường xuyên ở các nhà trường, của các thầy cô và học sinh, góp phần bổ sung các bài hát mới phù hợp với tâm lý, cuộc sống của lớp trẻ, mang đặc trưng các làn điệu Ví, Giặm. Điều này giúp các đơn vị trường học chủ động trong việc đổi mới các hoạt động không bị lặp lại nhàm chán; tạo thế chủ động trong tiếp nhận, kích thích được sự sáng tạo của cả thầy lẫn trò, đảm bảo tính linh hoạt của âm nhạc dân gian - dân ca Ví Giặm khi đưa vào giảng dạy trong nhà trường.

2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM DẠY HỌC HÁT DÂN CA VÍ GIẶM TRONG NĂM HỌC 2019 – 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

2.1. TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

- Trường Mầm non Nghi Khánh, Nghi Lộc

1) Giáo viên dạy: Hoàng Thị Tùng Lâm; Trương Thị Ngọc Thúy.

2) Số tiết: 9, trong đó có 3 tiết dự giờ đánh giá (nghe băng đĩa, cô hát mẫu, trò chơi liên quan đến bài hát)

3) Dạy hát Thằng Cuội (Cô Lâm phụ trách).

- Dạy vận động múa: Chú Cuội; Nghe hát Lung linh hồn quê xứ Nghệ; Trò chơi Bức tượng âm nhạc (Cô Thúy phụ trách). (Độ tuổi: 5-6 tuổi).

4) Thời gian dạy dự giờ đánh giá: ngày 8, 15 và 29/11/2019.

5) Một số nhận xét về tiết dạy: Giờ học hát: các cháu nghe bài hát qua đĩa ghi tiếng. Cô tích cực giúp trẻ tiếp thu, làm quen với nghe bài hát. Trẻ tiếp thu tốt. Bài giảng được soạn công phu. Cô có năng khiếu hát dân ca.

6) Một số nhận xét về tài liệu dạy, chương trình dạy, thời gian dạy học (ý kiến của giáo viên dạy):

- Nên có một số bài dân ca Ví Giặm phù hợp với 10 chủ đề ở trường Mầm non theo niên học (Nhà trường; Bản thân; Tết và mùa xuân...).

- Các bài đồng dao hơi dễ với trẻ 5 – 6 tuổi. Chưa thể hiện được tính chất của làn điệu Ví, Giặm ở bậc học Mầm non. Cần bổ sung một số bài Ví Giặm biên soạn lời mới. Cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong quá trình biên soạn giáo án, thực hiện chương trình đưa dân ca Ví Giặm vào trường Mầm non.

- Có thể trang bị thêm nhạc cụ bộ gõ cho trẻ kết hợp hát với vận động và sử dụng nhạc khí. Cần chia rõ từng câu trong quá trình dạy hát cho trẻ. Cần hạ tone nhạc đệm cho vừa giọng trẻ. Các bài giặm kể và nối: trẻ tiếp thu khá tốt. Trò chơi kết hợp như ném còn: cần không gian lớn hơn.

7) Kết luận: Triển khai thử nghiệm dạy học hát DCVG ở trường đạt mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.

- Trường Mầm non Đông Vĩnh, Vinh

1) Giáo viên dạy thử nghiệm đánh giá: Trần Thị Ngọc Tú

2) Số tiết: 9, trong đó có 3 tiết dự giờ đánh giá (nghe băng đĩa, cô hát mẫu, trò chơi liên quan đến bài hát).

3) Tên bài dạy thử nghiệm: Dạy hát Thằng Cuội, Nghe hát “Lời mẹ hát”, Ném còn; Độ tuổi: 5- 6 tuổi; Thời gian: 25 - 30 phút. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ.

4) Thời gian dạy dự giờ đánh giá: ngày 27 và 29/11/2019.

5) Một số nhận xét về tiết dạy:

- Tiết dạy được chuẩn bị công phu từ giáo án đến việc thiết kế phương án đưa dân ca Ví Giặm lồng ghép trong chương trình dạy học Mầm non.

- Trẻ tiếp thu tốt. Nhất là trẻ phối hợp học hát, nghe hát, chơi các trò chơi vận động kết hợp. Nhiều trẻ có khả năng biểu diễn dân ca Ví Giặm.

6) Nhận xét về tài liệu và các nội dung khác (ý kiến của giáo viên):

- Các bài đồng dao cần nhiều hơn, phong phú để cho giáo viên có thể lựa chọn có thể biên tập thành 1 quyển sách các bài hát đồng dao dành cho trẻ mầm non

- Cần cải biên lời các bài nghe hát để giáo viên linh hoạt đưa vào các chủ điểm

- Cần có các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy hát dân ca như: nhạc không lời, có lời, các đĩa vcd...

- Có thể đưa dân ca Ví Giặm lồng ghép vào hoạt động âm nhạc, các buổi chiều hoạt động tự do hoặc cho trẻ nghe vào giờ đón trẻ và tiễn trẻ...

7) Kết luận: Triển khai thử nghiệm dạy học hát DCVG ở trường đạt mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.

2.2. TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

- Trường Tiểu học Nam Tân, Nam Đàn

1) Giáo viên dạy: Lê Thị Bích Thủy

2) Số tiết: 12 (Chính khoá: 8 tiết, ngoại khoá: 4 tiết); trong đó có 3 tiết dự giờ đánh giá (gồm 1 tiết dạy học hát, 1 tiết học ngoại khoá và 1 tiết ôn tập).

3) Tên bài dạy thử nghiệm: Làn điệu Giặm vè (Đối tượng học sinh lớp 4)

4) Thời gian dạy thử nghiệm đánh giá: ngày 25 và 29/11/2019.

5) Một số nhận xét về tiết dạy:

- Giờ dạy trên lớp: Dạy dân ca kết hợp các trò chơi “Nốt nhạc bí mật”, “Trò chuyện theo tiết tấu”. Cô sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy: nêu vấn đề ; thuyết trình; trực quan; hát mẫu, cho sinh viên chơi trò chơi âm nhạc; thảo luận nhóm…

- Hoạt động thực hành: Hát ôn kết hợp gõ đệm; thực hành hát gõ đệm theo phương pháp định hướng phát triển năng lực; hát kết hợp vận động.

- Giáo viên có năng khiếu hát dân ca Ví, Giặm, có tìm tòi sáng tạo. Giờ học sinh động.

6) Một số nhận xét về tài liệu dạy, chương trình dạy, thời gian dạy học (ý kiến của giáo viên):

- Trong bộ tài liệu đưa vào 2 bài Giặm bắt buộc lời cổ, bài thứ nhất chúng ta dạy như trong bộ tài liệu “lời cổ” để giúp học sinh hiểu được cuộc sống lao động của cha ông xưa. Còn bài 2 có thể thay bằng lời mới để phù hợp hơn với lứa tuổi học sinh.

- Cần bổ sung thêm các bài hát viết theo làn điệu Ví, Giặm tự chọn mang màu sắc mới, phù hợp với tâm lý trẻ thơ.

- Nên lồng ghép học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh trong chương trình dạy học Âm nhạc 4.

Cần bổ sung thêm các bài hát viết theo làn điệu Ví, Giặm tự chọn mang màu sắc mới, phù hợp với tâm lý trẻ thơ.

Nên lồng ghép học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh trong chương trình dạy học Âm nhạc 4.

7) Kết luận: Triển khai thử nghiệm dạy học hát DCVG ở trường đạt mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.

- Trường Tiểu học Hòa Hiếu 2, Nghĩa Đàn

1) Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Triển

2. Số tiết: 12 (Chính khoá: 8 tiết, ngoại khoá: 4 tiết); trong đó có 3 tiết dự giờ đánh giá (gồm 1 tiết dạy học hát, 1 tiết học ngoại khoá và 1 tiết ôn tập).

3) Tên bài dạy thử nghiệm: Làn điệu Giặm vè

4) Thời gian dạy thử nghiệm đánh giá: 28 và 29/11/2019.

5) Một số nhận xét về tiết dạy:

- Giờ học trên lớp: Giới thiệu bài hát, khởi động: nghe hát giặm qua băng đĩa, màn hình máy chiếu; học sinh phát biểu cảm nhận khi nghe các làn điệu hát Giặm khác nhau.

- Hoạt động thực hành: Hát ôn kết hợp gõ đệm; thực hành hát gõ đệm theo phương pháp định hướng phát triển năng lực; hát kết hợp vận động.

6) Một số nhận xét về tài liệu dạy, chương trình dạy, thời gian dạy học (ý kiến của giáo viên):

- Cần lồng ghép dạy dân ca trong chương trình âm nhạc ;

- Cần bổ sung thêm các bài hát viết theo làn điệu Ví, Giặm tự chọn mang màu sắc mới, phù hợp với tâm lý trẻ thơ.

7) Kết luận: Triển khai thử nghiệm dạy học hát DCVG ở trường đạt mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.

  1. TẠI CÁC TRƯỜNG THCS

- Trường THCS Bạch Liêu, Yên Thành

1) Giáo viên dạy: Phan Đức Vinh (THCS Bạch Liêu, Yên Thành, Nghệ An).

2) Số tiết: 16 (Chính khoá: 8 tiết, ngoại khoá: 8 tiết); trong đó có 3 tiết dự giờ đánh giá (gồm 1 tiết dạy học hát, 1 tiết học ngoại khoá và 1 tiết ôn tập).

3) Tên bài dạy thử nghiệm: Ví đò đưa sông Lam (Lớp 7)

4)Thời gian dạy thử nghiệm đánh giá: ngày 29 và 30 /11/2019.

5) Một số nhận xét về tiết dạy:

- Giờ học trên lớp: Giới thiệu bài hát, khởi động, hát mẫu, luyện hát; luyện hát từng nhóm và từng học sinh...

- Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy từ thuyết trình, nêu vấn đề đến thảo luận, trực quan, hát mẫu...

- Hoạt động ngoại khóa: Giao lưu câu lạc bộ dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh xã Đồng Thành, Yên Thành, Nghệ An.

6) Một số nhận xét về tài liệu dạy, chương trình dạy, thời gian dạy học: Nên thống nhất phương án chính thức nên đưa dân ca lồng ghép như thế nào trong chương trình Âm nhạc các lớp PTCS.

7) Kết luận: Triển khai thử nghiệm dạy học hát DCVG ở trường đạt mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.

- Trường THCS Giang Sơn, Đô Lương

1) Giáo viên dạy: Lê Thị thu Hằng

2) Số tiết: 16 (Chính khoá: 8 tiết, ngoại khoá: 8 tiết); trong đó có 3 tiết dự giờ đánh giá (gồm 1 tiết dạy học hát, 1 tiết học ngoại khoá và 1 tiết ôn tập).

3) Tên bài dạy thử nghiệm: Học hát bài Ví đò đưa sông Lam (Lớp 7)

4) Thời gian dạy thử nghiệm đánh giá: ngày 26, 27 /11/2019.

5) Một số nhận xét về tiết dạy:

- Giờ học trên lớp: Giới thiệu bài hát, khởi động, luyện hát; luyện hát từng nhóm và từng học sinh...

- Hoạt động ngoại khóa: Giao lưu câu lạc bộ dân ca Ví Giặm xã Giang Sơn Đông, Đô Lương, Nghệ An (130 em học sinh khối 7, Trường THCS Giang Sơn, Đô Lương). Nội dung chương trình (giới thiệu chung về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Phân tích cái hay, cái đẹp về Ví, các thể Ví; Liên hệ thực tiễn, minh họa; Bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Hỏi đáp, giao lưu CLB; Chia sẻ kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và phát huy dân ca giá trị của dân ca Ví Giặm).

- Tiết dạy được triển khai theo trình tự: Hoạt động khởi động (kể tên một số làn điệu dân ca); Giới thiệu bài, nghe hát mẫu, tìm hiểu, giải thích từng câu, từng đoạn, cả bài; Hoạt động thực hành (khởi động giọng, tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối móc xích, hát cả bài); hoạt động luyện tập; ứng dụng sáng tạo; thông qua bài học giáo dục; dặn dò bài tập về nhà.

- Giáo viên có kiến thức âm nhạc và có phương pháp giảng dạy tốt. Giờ dạy sinh động, hiệu quả. Giáo viên nắm vững chương trình. Giờ ngoại khóa: sinh động, bổ ích. Nhà trường đã mời được Câu lạc bộ dân ca đến giao lưu với học sinh.

- Học sinh hào hứng học dân ca Ví Giặm. Nhiều em tiếp thu nhanh, nhiều em có năng khiếu hát dân ca Ví Giặm. Tài liệu, giáo án, bài giảng được chuẩn bị công phu. Giờ ngoại khóa được tổ chức chu đáo, có đạo cụ phù hợp.

6) Một số nhận xét về tài liệu dạy, chương trình dạy, thời gian dạy học:

- Cần sớm đưa dân ca Ví Giặm vào giảng dạy trong chương trình chính khóa.

- Về thời lượng nên tăng thêm số tiết chính khóa, giảm số tiết ngoại khóa để học sinh được tìm hiểu về lí thuyết và thực hành học hát dân ca nhiều hơn nữa từ đó các em cảm nhận và vận dụng vào thực tiễn tốt hơn.

- Phần ngoại khóa tổ chức trong các ngày lễ khá khó khăn vì hoạt động trong nhà trường có rất nhiều nội dung khác của hoạt động Đội cần phải thực hiện theo kế hoạch của cấp trên. Vì vậy nên tổ chức ngoại khóa đối với việc đưa dân ca Ví, Giặm vào nhà trường mỗi kỳ khoảng hai tiết, cả năm 4 tiết. Như vậy chính khóa mỗi kì tăng lên 2 tiết một lí thuyết và một tiết thực hành. Tổng cộng vẫn 16 tiết/năm. Trong đó 12 tiết chính khóa và 4 tiết ngoại khóa.

- Phần nội dung lí thuyết: Cần phân chia rõ ràng nội dung của từng bài, từng tiết học không nên viết một cách chung chung.

 

 

 

 

Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an